image banner
Những thành tích đã đạt được của Huyện An Lão trong vòng 20 năm qua
Huyện An Lão nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 19 km có diện tích tự nhiên 11.246,92 ha với dân số 127.622 người. Huyện có 15 xã, 2 thị trấn, Phía Bắc giáp huyện An Dương; phía Nam giáp huyện Tiên Lãng; phía Đông bắc giáp quận Kiến An, phía đông giáp huyện Kiến Thụy; phía Tây giáp huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương.

Những thành tích đã đạt được của Huyện An Lão trong vòng 20 năm qua

Huyện An Lão nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 19 km có diện tích tự nhiên 11.246,92 ha với dân số 127.622 người. Huyện có 15 xã, 2 thị trấn, Phía Bắc giáp huyện An Dương; phía Nam giáp huyện Tiên Lãng; phía Đông bắc giáp quận Kiến An, phía đông giáp huyện Kiến Thụy; phía Tây giáp huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương.

Huyện An Lão được tái thành lập ngày 08 tháng 8 năm 1988 theo Quyết định số 100/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (Sau 19 năm sát nhập với các huyện Kiến Thuỵ và thị xã Kiến An) với sự đoàn kết nhất trí, sự quan tâm của thành phố, trung ương, sau gần 20 năm tái lập An Lão đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Những ngày đầu mới thành lập, tình hình huyện hết sức khó khăn: là huyện thuần nông, độc canh cây lúa, sản xuất manh mún và lạc hậu, điểm xuất phát thấp: kinh tế xã hội kém phát triển, số đông nhân dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn, lao động trong độ tuổi thiếu nhỡ việc làm trở thành vấn đề bức xúc. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn hầu như không có gì, cơ quan Đảng, chính quyền không có trụ sở làm việc, không có các công trình phục vụ đời sống văn hoá tình thần của nhân dân, không có đến 1 Km đường nhựa, chỉ có 15% hộ dân được sử dụng điện thắp sáng, không có công trình nước sạch, trạm y tế, nền kinh tế của huyện hết sức khó khăn trên 90% sống bằng nghề nông, thu nhập bình quân đầu người rất thấp nguồn thu thấp, nhu cầu chi lớn, thường xuyên mất cân đối thu chi. Đội ngũ cán bộ từ xã đến huyện vừa thiếu, vừa không đồng bộ; Một số mâu thuẫn giữa một bộ phận nhân dân với cán bộ khá gay gắt, trở thành điểm nóng, tình hình an ninh nông thôn diễn biến khá phức tạp, hệ thống chính trị một số nơi bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém.

Với truyền thống quê hương Núi Voi bất khuất, kiên cường, Đảng bộ quân và dân trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết khắc phục khó khăn, chủ động kiên trì lao động sáng tạo, liên tục phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng huyện ngày càng phát triển mạnh.

- Về kinh tế: có bước tăng trưởng nhanh, khá vững chắc. Kinh tế do huyện quản lý tốc độ tăng trưởng bình quân (1989-2002) là 10,95%/năm. Trong đó giá tri sản xuất nông nghiệp tăng 8,4%/năm, công nghiệp XDCB tăng 15,65%, Dịch vụ tăng 20,9%/năm. Tổng thu nhập 1 ha nông nghiệp năm 1989: 10.980 nghìn đồng, năm 2002: 37.440 nghìn đồng, tăng bình quân 9,9%/năm.
Toàn huyện có 5 tiểu vùng kinh tế đang phát triển khá tốt. Tổng giá trị xây dựng cơ sở hạ tầng 5 năm 1998 2002: 350.489 triệu đồng. Do đặc thù là huyện nông nghiệp, nguồn thu hạn hẹp, nhu cầu chi lớn, song ngành tài chính đã có nhiều cố gắng: tổng thu ngân sách Nhà nước năm 1989 là 1.700 triệu, năm 2002: 37.321 triệu đồng gấp 22 lần so với năm 1989, tăng bình quân 126,8%năm. Chi ngân sách Nhà nước năm 1989: 1.670 triệu đồng, năm 2002: 35.964 triệu đồng, tăng bình quân 126,6%/ năm.

Tổng GDP của huyện năm 1989 đạt 27.763 triệu đồng. Năm 2002 đạt 406.500 triệu đồng, tăng 175,77%, cơ cấu kinh tế ngày càng có những chuyển biến tích cực.


Cơ cấu ngành

Năm 1989

Năm 2002

Nông, lâm, thủy sản

84,38%

48,95%

CN, TTCN, XDCB

6,74%

31,1%

Dịch vụ

9,0%

19,95%



- Công tác văn hoá xã hội luôn được quan tâm chỉ đạo sâu sát, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 1989 là 1,25%, năm 2002 là 0,7%. Công tác y tế được giữ vững, là đơn vị lá cờ đầu của thành phố Khối ngoại thành, được tặng Huân chương Lao động hạng 3 năm 1998, Cờ thi đua của Chính phủ năm 2000,
15 năm liên tục không có dịch bệnh xảy ra. Sự nghiệp Giáo dục có bước tiến toàn diện, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở năm 1999, có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao, số học sinh đạt giải thành phố, giải Quốc gia ngày càng tăng.

- Công tác an ninh quốc phòng, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được giữ vững anh ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác quân sự địa phương hàng năm đều hoàn thành kế hoạch giao quân lên đường nhập ngũ đạt 100% kế hoạch.

- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân luôn luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt quyết định trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ. Trong 15 năm, Huyện uỷ thực sự là trung tâm đoàn kết của toàn Đảng bộ. Nhiều Nghị quyết của Thường vụ Huyện uỷ đã đáp ứng kịp thời sự đòi hỏi của thực tiễn và đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, đổi mới trong công tác lónh đạo của cấp uỷ, chỉ đạo, điều hành của chính quyền, các cấp, các ngành đó phỏt huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân An Lão đó giành được những thành tựu rất quan trọng, đạt thành tích toàn diện trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:

Kinh tế:

- Nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định, phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 là 9,4%, năm 2007 là 18,31% (Trong đó nhóm ngành nông nghiệp - thuỷ sản đạt 10,05%, công nghiệp xây dựng đạt 27,46%, dịch vụ đạt 13,85%). Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2003 là 23 tỷ đồng, năm 2007 là 35 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2003 đạt 283,945 tỷ đồng, năm 2007 đạt 332,518 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định năm 1994) đạt 776,8 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2003 đạt 52,952 tỷ đồng, năm 2007 đạt 85,427 tỷ đồng (trong đó thu trên địa bàn năm 2003 đạt 7,424 tỷ đồng, năm 2007 đạt 27,865 tỷ đồng).

- Đến nay, huyện đã xây dựng, phát triển 2 khu cụng nghiệp đường 10 mới thị trấn An Lão,, thị trấn Trường Sơn aax có trên 60 Doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh thu hút trên 20.000 lao động của huyện. Toàn huyện có 128 doanh nghiệp, HTX đang hoạt động. Được thành phố quy hoạch bổ sung thêm 2 khu công nghiệp mới, nâng tổng số lên 4 khu công nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ đề ra, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (Tỷ trọng nông nghiệp năm 2003 đạt: 46,40%, CN-XD: 33,73, DV: 19,88; năm 2007 nông nghiệp: 34,19%, công nghiệp xây dựng: 45,64%, dịch vụ 20,7%).

- Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ, theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Toàn huyện xây dựng được 80 trang trại các loại. Đó đưa những giống cây trồng, con vật nuôi giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trong vòng 10 năm từ năm 1998 đến nay toàn huyện đó chuyển gần 1.000 ha đất nụng nghiệp kộm hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và nuôi thuỷ sản. Thu nhập bỡnh quân đầu người năm 2003: 3,81 trđ/người/năm, năm 2007 đạt 6,75 triệu/người/năm.

- 100% số xã đã hoàn thành chương trình bê tông hoá, nhựa hoá đường giao thông thôn xóm. 100% số hộ được dùng điện sinh hoạt, 78% số hộ dân dùng nước hợp vệ sinh. 100% số xã có trụ sở cao tầng và trường học cao tầng, trạm y tế khang trang, hiện đại.

Về văn hoá xã hội:

- Hoàn thành chương trình phổ cập Tiểu học vào năm 1999 và THCS đúng độ tuổi vào năm 2001. Đến hết năm 2007 toàn huyện có 19 trường đạt chuẩn quốc gia. Riêng năm 2007 toàn huyện có 515 học sinh đỗ các trường Cao Đẳng, Đại học chính quy, 681 học sinh giỏi cấp huyện, 127 học sinh đạt giải cấp thành phố, 01 học sinh đạt giải quốc gia. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được nâng lên đáng kể, lên lớp thẳng Tiểu học đạt 99,8%, THCS: 94,2%, Tốt nghiệp THCS đạt 99,5%, tốt nghiệp THPT đạt 90,7%. Đến hết năm 2007 toàn huyện có 13/17 xó, thị trấn cơ bản hoàn thành chương trinh phổ cập giáo dục bậc Trung học và Nghề (đạt 76,4%).

- Cuộc vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đang được thực hiện rộng khắp, hiệu quả trên phạm vi toàn huyện. Năm 2004, huyện hoàn thành 100% việc phát động làng, khu dân cư văn hoá, trong đó có 57/84 làng được công nhận làng văn hoá cấp huyện, 10 làng được công nhận, được tặng bằng khen của Thành phố. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, phong phú, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân; công tác chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng được thực hiện nghiêm túc. Các vấn đề xã hội bức xúc, phức tạp nảy sinh từ cơ sở được giải quyết kịp thời, số hộ nghèo giảm, hiện cũn 8,15% theo tiêu chí mới. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc, từ năm 2004, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra, không có tai biến trong điều trị, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trỡnh y tế quốc gia được Chính phủ, Bộ Y tế, thành phố tặng cờ và nhiều bằng khen. Công tác dân số - gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ, thực hiện đồng bộ các biện pháp, mô hình gia đình ít con, hạnh phúc, phátt triển bền vững đang được thực hiện rộng khắp trờn địa bàn.

Về quốc phòng, an ninh:

- An ninh chính trị luôn được giữ vững, trật tự an toàn xó hội được bảo đảm. Giải quyết kịp thời, hiệu quả đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân. Lực lượng vũ trang huyện luôn nắm chắc địa bàn, duy trì nghiêm chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, nêu cao cảnh giác cách mạng, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Triển khai sâu rộng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng thế trận toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phũng thủ vững chắc. Thường xuyên quan tâm triển khai kế hoạch diễn tập, luyện tập chiến đấu, phũng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống bạo loạn lật đổ, phòng chống cháy nổ. Năm 2007, Ban chỉ huy quân sự huyện được Bộ Tư lệnh Quân khu tặng thưởng cờ thi đua quyết thắng, công an huyện là đơn vị lá cờ đầu của ngành được UBND thành phố tặng bằng khen.

- Công tác điều tra, xét xử được thực hiện đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Hoạt động của cơ quan tố tụng không ngừng được nâng cao về chất lượng, bảo đảm các quy định của pháp luật.

Xây dựng hệ thống chính trị:

- Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, củng cố xây dựng chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, 7 năm liên tục từ năm 2000-2007 toàn đảng bộ đều có trên 80% tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. Cỏn bộ đảng viên quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nói và làm theo chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, không có tư tưởng chống đối hoặc đa nguyên, đa đảng.

- Chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên từ 2003 - 2007 toàn huyện đó kết nạp được 892 đảng viờn mới. Nâng tổng số đảng viên của huyện lên 5016 đảng viên với 43 tổ chức cơ sở đảng. Chính quyền được củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả giám sát của HĐND, quản lý điều hành của UBND. Tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực xây dựng chính quyền thực sự trong sạch, vững mạnh của dân, do dân và vỡ dõn.

- MTTQ và các đoàn thể tăng cường đổi mới nội dung hoạt động, phương thức tập hợp đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân triển khai tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố xây dựng chính quyền. Nhiều năm qua, MTTQ và các đoàn thể quần chúng đó được cấp trên biểu dương, khen thưởng bằng nhiều hình thức xứng đáng.

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THI ĐUA NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Năm 2008 là năm thứ 3 thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, là năm kỷ niệm 60 năm ngày Bác hồ kêu gọi thi đua ái quốc, là năm Đáng bộ nhân dân thi đua phấn đấu lập thành tích thiết thực kỷ niệm 20 năm tái lập huyện. Do vậy phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng năm 2008 phải được đẩy mạnh hơn, tạo động lực mới trong thời kỳ cách mạng mới. Tư tưởng chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền huyện là: Vượt lên khó khăn thách thức, năm bắt thời cơ, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2008. Tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền thành phố và sự tạo điều kiện phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành thành phố, phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, năng động, sáng tạo, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế, tập trung cao thực hiện chủ đề 'Tiếp tục cải cách hành chính - giải phóng mặt bằng''; Phát huy thành tích, kết quả đạt được trong những năm vừa qua, các cấp, các ngành, các đơn vị cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau

1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc luật thi đua khen thưởng, Chỉ thị số 39/CT-TW của Bộ chính trị, Chỉ thị số 35/CT-TU của Ban thường vụ thành ủy về đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong thời kỳ mới, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong phong trào thi đua và công tác khen thưởng, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trong cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, quí đầu, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2008.

2. Đổi mới công tác chỉ đạo, phát động và tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả nhằm đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, theo tinh thần nghị quyết hội nghị của Huyện ủy lần thứ 12; nghị quyết lần thứ 10 HĐND huyện khóa IV nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, hiệu lực, hiệu quả, quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về 'tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí'.

3. Đẩy mạnh phong trào thi đua 'lao động giỏi, lao động sáng tạo' trong công nhân viên chức. Phong trào 'chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào vận động nông dân thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau xoá đói giảm nghèoooo, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nuôi trồng thủy sản. Nhân rộng các mô hình, các điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế 'một cửa', nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính các cấp, chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng và bảo vệ tài nguyên môi trường.

4. Tiếp tục duy trì, phát triển phong trào thi đua 'Dạy tốt - học tốt', 'khuyến học - khuyến tài - khuyến thiện' phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng 2-3 trường chuẩn quốc gia, 4 xã hoàn thành phổ cập bậc Trung học và nghề. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động 'nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích và lối dạy học đọc chép trong giáo dục'. Thực hiện tốt '12 điều y đức' trong ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giữ vững và duy trì các cơ sở 'chuẩn quốc gia về y tế'. Chăm lo thực hiện tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh phong trào 'đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn', phong trào 'toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư', xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, dòng họ văn hoá.

5. Duy trì, đẩy mạnh phong trào thi đua 'quyết thắng', hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, bảo đảm chất lượng chương trình huấn luyện, diễn tập sẵn sàng chiến đấu. Đẩy mạnh phong trào 'Vì an ninh tổ quốc' thực hiện tốt '6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân 'phát động phong trào toàn dân tham gia tấn công, trấn áp, truy quét các loại tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc. Đảm bảo an toàn giao thông theo Nghị quyết 32/CP của Chính phủ và Chỉ thị số 406.... Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp trong công tác tiếp dân, tích cực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

6. Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ; chính quyền trong sạch vững mạnh. Mỗi cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở, năng động, sáng tạo, đổi mới về phong cách lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đi đầu trong việc chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

7. Bám sát nghị quyết của Huyện ủy để nâng cao chất lượng chương trình công tác thi đua của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong công nhân viên chức, trong thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, các hoạt động từ thiện. Xây dựng mô hình xã, thị trấn an toàn, lành mạnh, không có tội phạm nguy hiểm và tệ nạn buôn bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy.
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0