image banner
Tiến sĩ - Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn: Thấm sâu trong tâm thức học sinh xã An Thọ.
Những ngày tháng 4 vừa qua chúng tôi lại có dịp về thăm đền thờ mang tên: Tiến sĩ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn tại thôn Đông Hạnh, xã An Thọ. Song theo lời giới thiệu của phó trưởng phòng Giáo dục đào tạo Trương Thị An, chúng tôi thật phấn khởi bởi hôm đó là buổi học chuyên đề "Dạy học lịch sử truyền thống địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm" của chính học sinh trường Tiểu học xã An Thọ".
Những ngày tháng 4 vừa qua chúng tôi lại có dịp về thăm đền thờ mang tên: Tiến sĩ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn tại thôn Đông Hạnh, xã An Thọ. Song theo lời giới thiệu của phó trưởng phòng Giáo dục đào tạo Trương Thị An, chúng tôi thật phấn khởi bởi hôm đó là buổi học chuyên đề "Dạy học lịch sử truyền thống địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm" của chính học sinh trường Tiểu học xã An Thọ".
*
*    *
Cái nắng đầu hè vàng tươi và làn gió nhẹ vẫn còn phơi phới sức xuân. Trong không gian thanh bình và đổi mới của miền quê An Thọ hiện hữu một công trình "Đền ơn đáp nghĩa" uy nghiêm, khang trang, bề thế. Song ẩn chứa trong đó là cả một chiều sâu về thân thế cuộc đời sự nghiệp tiến sĩ nhà thơ yêu nước Song nguyên Hoàng Giáp Lê Khắc Cẩn mà bấy lâu nay được bao người biết đến, mến mộ, tôn kính biết nhường nào. Mới hơn 1h chiều mà các em học sinh lớp 5A và cán bộ giáo viên của trường đã có mặt đông đủ tại sân đền thờ với niềm phấn chấn xốn xang. Thế rồi bước chân của  hơn 100 thầy cô giáo là những cán bộ quản lý nhà trường, tổ chuyên môn, nhóm trưởng các trường Tiểu học trong toàn huyện hội tụ về đây "mục đích sở thị" tham quan di tích, chứng kiến chuyên đề thực tế, trải nghiệm đầy hấp dẫn. Tất cả đều như muốn được tìm hiểu sâu kỹ hơn về tên tuổi cuộc đời một danh nhân đã đi vào lịch sử nền khoa bảng Việt Nam mà cách đây 15 năm về trước qua hội thảo lớn tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội: Lê Khắc Cẩn đã được tôn vinh công nhận "Danh nhân văn hoá nhà thơ yêu nước". Trao đổi với chúng tôi nhiều nhà giáo lần đầu tiên đến đây thấy mình như còn quá nhỏ bé và hiểu biết phần nào về một con người, một sự nghiệp nổi danh trong nền hán học nước nhà.
*
*   *
Sau lễ dâng hương thành kính tưởng nhớ ghi sâu công đức tiến sĩ Lê Khắc Cẩn tại đền thờ chính các đại biểu cùng hào hứng, chăm chú tham dự buổi học chuyên đề ngay tại sân đền thờ. Tuy là một xã xa trung tâm huyện song qua từng gương mặt học sinh chúng tôi cảm nhận thế hệ học sinh địa phương hôm nay thực sự lớn khôn, nề nếp, chăm ngoan. Rạng rỡ tinh thần thi đua học tập, rèn luyện dưới mái trường thân yêu. Mà ở đó ngày ngày có ngọn lửa nồng ấm tâm huyết yêu nghề đẩy trách nhiệm của mỗi tấm lòng thầy cô giáo. Buổi học chuyên đề diễn ra không phải dưới sân trường, hay lớp học thường ngày cô và trò hiện diện giữa không gian khu di tích càng có ý nghĩa sâu sắc về "Học đi đôi với hành". Cô giáo Vũ Thị Sóng giáo viên chủ nhiệm lớp 5A của trường Tiểu học xã An Thọ lên lớp tự nhiên mà không hề khiên cưỡng như thấm sâu từng chữ từng lời mà cuộc đời nhà giáo đã "Sinh nghệ, tử nghệ" với cô đến nay gần 30 năm. Tấm bản đồ xã An Thọ những địa danh, hình ảnh chắt lọc  và những hình ảnh minh họa đã cập nhật cho các em những hiểu biết về lịch sử hình thành đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quê hương mình. Nơi mà các em đã và đang ngày ngày sinh sống đầy yêu thường gắn bó. Tình yêu quê hương thêm một lần cộng hưởng trong các em.
Nữ hiệu trưởng Tiểu học Quốc Tuấn Nguyễn Thị Thanh Trà chia sẻ với chúng tôi ngay khi ấy " Thật đúng là quê hương nếu ai không hiểu- sẽ  không lớn nổi thành người..."
Tiết dạy minh họa ấy cứ lôi cuốn cô và trò trở về với quá khứ cuộc đời sự nghiệp tiến sĩ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn cách đây gần 200 năm về trước: Qua từng lời giảng giải từ xa đến gần học sinh nắm bắt hiểu rõ về ông Lê Khắc Cẩn sinh ra trong một gia đình nghèo tại làng Hạnh Thị - Tổng Đại Phương Lang. Nay là làng Đông Hạnh xã An Thọ. Tài trí thông minh và sự học đã sớm nuôi dấu trong ông ngay từ thuở thiếu thời. Bởi vậy mà ngay năm 28 tuổi (1855) ông đã đỗ đầu giải nguyên tại trường thi Nam Định, năm 29 tuổi 1862 ông lại bước tiếp vào kỳ thi Hội tại kinh đô Huế và đỗ đầu đạt giải Hội nguyên. Con đường khoa cử của ông còn thăng tiến đỗ á  nguyên tại kỳ thi Đình sau đó. Tài đức cao rộng Lê Khắc Cẩn giỏi văn chương, chữ nghĩa sâu rộng. Văn là người như chính cuộc đời ông trải rộng sâu thẳm tấm lòng yêu nước thương dân, thể hiện trên từng áng thơ văn, trên từng bài ký bài biểu. Ông sớm thành danh và được triều đình nhà Nguyễn lúc đó trao giữ những trọng trách quan trọng thời đó như: Tri phủ, án sát, bố chính ở Nam Định... Lời cô giáo nhẹ đi, học sinh đậm buồn, ngậm ngùi trên nét mặt: Lê Khắc Cẩn ông đã sớm đi xa khi mới 37 tuổi đời, cuộc đời còn quá trẻ với thời gian...
*
*    *
Giữa khuôn viên khu di tích rộng lớn xinh đẹp, cổ kính. Qua lời giới thiệu của cô giáo các em còn được nhận biết một đèn thờ có quy mô tầm cỡ, một công trình kiến trúc cổ được xây dựng khá công phu với đền thờ chính cụ Lê Khắc Cẩn rộng gần 200m2 hình chữ đinh gồm 3 gian tiến cung và 1 gian hậu cung trên nền cao 1,23m. Theo đó là nhà tả hữu hình chữ nhật 3 gian rộng 86m2. Ngay bên ngoài là cổng tam quan rộng 13m gồm 4 trụ. Hai nhà bia đá đặt hai bên. Và một loạt các hạng mục công trình khác như: Hồ sen, hệ thống điện, cấp thoát nước, cảnh quan khuôn viên có những cây xanh gần 200 năm tuổi... Cũng theo đó học sinh được thực tế mắt thấy tai nghe tham quan các công trình của đền thờ. Dẫu thời gian không dài nhưng đã đọng lại ở  mỗi học trò niềm tôn kính một đền đài được xây dựng bằng lòng tri ân tri nghĩa tương xứng với tầm vóc danh nhân ngay trên mảnh đất quê hương mình. Các em như muốn được níu gót thêm những phút giây chiêm ngưỡng đền thờ như để tưởng nhớ, noi gương người xưa...
*
*    *
Với kết cấu, bố trí, sắp xếp chương trình buổi học logic, hợp lý sau phần trải nghiệm tham quan học sinh tiếp tục sôi nổi hào hứng với các nội dung phong phú. Các em trao đổi, thảo luận nhóm, trò chơi rung chuông vàng và những câu hỏi đưa ra ngắn gọn, súc tích về nội dung, cần biết về thông tin địa danh, số liệu, sự kiện. Kiến thức, hiểu biết được các em mở rộng ở nhiều góc độ xung quanh tiến sĩ Lê Khắc Cẩn về: Con đường học tập khoa cử, làm quan, sự nghiệp văn chương... về thi hương, thi hội, thi đình... về những mái trường, con đường mang tên tiến sĩ nhà thơ . Mỗi học sinh tham gia buổi học chuyên để càng mạnh dạn, tự tin trong hoạt động nhóm đôi. Học sinh Phạm Thị Cẩm Tú, Nguyễn Ngọc Lan và nhiều em khác đều bày tỏ sự ngưỡng mộ về tài đức, tinh thần hiếu học, thông minh của cụ Lê Khắc Cẩn. Các em những mong sẽ nỗ lực phấn đấu noi gương, cụ là những con ngoan trò giỏi, bay cao bay xa, là những công dân có ích cho gia đình và xã hội.
*
*    *
Buổi dạy học chuyên đề "Dạy học lịch sử", tìm hiểu truyền thống địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học An Thọ kết thúc song dư âm vẫn còn đọng lại với mỗi thầy cô giáo và học sinh hôm đó. Chia tay đền thờ buổi chiều tháng 4 đáng nhớ trong màu áo trắng tuổi học trò các em như được chắt lọc những hạt ngọc về một danh nhân ngay trên mảnh đất quê hương mình. Để rồi niềm tự hào kiêu hãnh ấy sẽ là hành trang, động lực để các em phấn đấu noi gương trong học tập rèn luyện, cống hiến cho quê hương đất nước. Với cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị Sóng người có lâu năm trong nghề bề dày về kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng luôn được đồng nghiệp tin yêu. Sau khoảng thời gian lên lớp thực tế, hướng dẫn trải nghiệm cô như thanh thản nhẹ lòng mình vì đã tâm huyết với chuyên đề qua từng trang giáo án tự xây dựng, tìm tòi, qua phương pháp thể hiện để chuyển tải thông tin tạo nên một buổi học thành công. Ở cô không chỉ là một cô giáo mà cứ lấp lánh sâu thẳm đức hạnh một người con dâu, hậu duệ dòng họ Lê, dòng họ cụ Lê Khắc Cẩn làng Đông Hạnh hôm nay. Còn với Bí thư chi bộ, nữ hiệu trưởng Đỗ Thị  Hằng cho biết: Thực hiện chuyên đề trên nhà trường gặp không ít khó khăn về : Đầu tư thời gian, công sức, tìm hiểu tư liệu lịch sử, bài soạn, giáo án, lên lớp, tạo hứng thú cho học sinh... và đặc biệt là hiệu quả của chuyên đề ,....  Song với tinh thần nỗ lực cao nhất nhà trường xác định sự tự lực trong đổi mới phương pháp dạy và  học . Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Tiếp thu sự tham gia góp ý quý báu của các đồng nghiệp .
*
*    *
Chuyên đề "Dạy học lịch sử truyền thống địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm" ở trường Tiểu học An Thọ khép lại với những đánh giá ghi nhận của các trường bạn như: Giờ lên lớp học sinh phối hợp tham gia tích cực, hoạt động nhịp nhàng. Vận động linh hoạt phương pháp dạy học, cung cấp nhiều kiến thức thực tế. Giáo viên cung cấp thông tin từ nhiều nguồn, chuyên đề mang tính đột phá kết hợp giáo dục học tập và trải nghiệm cần được các nhà trường áp dụng vào thực tế địa phương đơn vị. Còn theo phó trưởng phòng giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục đào tạo thành phố Trần Khánh Thầu thì chuyên đề có ý nghĩa đổi mới hình thức phương pháp dạy học. Từ dự chuyên đề của thành phố áp dụng vào nhà trường. Trưởng phòng GDĐT huyện Đặng Thị Minh mong muốn thời gian tới các nhà trường quan tâm chú trọng các buổi dạy học chuyên đề gắn với thực tế trải nghiệm nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện học sinh. Hy vọng có nhiều chuyên đề "đầu  bờ" tạo sự khởi sắc của ngành giáo dục đào tạo huyện.
*
*   *
Lê Khắc Cẩn - thân thế cuộc đời sự nghiệp đúng như những trang viết sâu sắc trên đôi câu đối nổi tiếng của giáo sư anh hùng Lao động Vũ Khiêu:
Cuộc phong trần yêu nước thương dân - Đất Hạnh Thị còn vương dòng giọt lệ
Tập di cảo lời hay ý đẹp - Trời Hải Phòng thêm sáng một vì sao.
Vì sao ấy thêm một lần được khắc họa, để lại dư âm qua một chuyên đề có ý nghĩa thiết thực hiệu quả ở trường Tiểu học xã An Thọ quê hương Danh nhân văn hóa, nhà thơ yêu nước mãi mãi khắc ghi./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0