03/05/2018
CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ NGƯỜI LÍNH TĂNG THIẾT GIÁP NĂM XƯA
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta đã kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Hồ Chí minh năm 1975, 43 năm đã qua đi song hôm nay ở giữa làng quê Đại Điền, xã Tân Viên vẫn còn đó một cựu chiến binh, một người lính thiết giáp đã từng có mặt trong giờ phút thiêng liêng trưa ngày 30/4/1975, tiến vào dinh Độc Lập thành lũy cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chuyện chưa kể về anh: Đó là Nguyễn Ngọc Quý pháo thủ số 1 xe tăng 846 thuộc C5 - D2 - F203 Quân đoàn 2.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta đã kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Hồ Chí minh năm 1975, 43 năm đã qua đi song hôm nay ở giữa làng quê Đại Điền, xã Tân Viên vẫn còn đó một cựu chiến binh, một người lính thiết giáp đã từng có mặt trong giờ phút thiêng liêng trưa ngày 30/4/1975, tiến vào dinh Độc Lập thành lũy cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chuyện chưa kể về anh: Đó là Nguyễn Ngọc Quý pháo thủ số 1 xe tăng 846 thuộc C5 - D2 - F203 Quân đoàn 2.
Cách đây ba năm về trước giữa ngày đầu mùa hè nắng mới bừng tươi. Thật tình cờ và may mắn chúng tôi có dịp tại cuộc gặp mặt các CCB xe tăng 846 sau 43 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng tại nhà anh Nguyễn Ngọc Quý. Căn nhà bình dị, thôn quê thật đầm ấm, xúc động với sự có mặt của các cán bộ chiến sĩ trên chiếc xe tăng 846 sau 43 năm gặp lại. Đặc biệt còn có sự có mặt của nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Nhà báo Quang Thành là phóng viên chiến trường trước đây cùng đi cho biết :" 43 năm trước đây anh Hưởng khi đó cũng là phóng viên chiến trường thật có cơ hội đã chụp được bức ảnh kịp thời, giá trị của những người lính xe tăng tiến vào dinh Độc Lập" . Và cũng chính nhà báo Trần Mai Hưởng sau thời gian dài đã có công chắp mối buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa, hiếm có như vậy. Cùng chia sẻ niềm vui hôm đó là những thành viên của gia đình, người thân, đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Song chuyện về anh Quý vẫn là tâm điểm đầy trân trọng, đầy xúc động hôm ấy. Bởi ở anh giờ đây đã 65 tuổi đời 43 năm tuổi Đảng ngày ngày cứ dân dã, binh dị, ít nói về mình. Cuộc sống thì đạm bạc song vẫn hồng tươi tinh thần cách mạng, ngọn lửa tiềm tàng về "người lính bộ đội Cụ Hồ" giữa làng quê cách mạng... chống càn anh dũng năm xưa.
Năm 1971 khi cả nước ta dồn sức cho các chiến trường miền Nam. Anh Quý tình nguyện lên đường làm nhiệm vụ của tuổi trẻ khi đó mới 18 tuổi. Chỉ sau đó vài tháng đơn vị của anh thuộc Đại hội 2, Tiểu đoàn 198, Trung đoàn 32 Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp được điều động vào chiến trường Quảng Trị. Những năm tháng đó, Quảng Trị mảnh đất giữa ta và địch với 81 ngày đêm ác liệt, khói lửa. Ngày đêm bom đạn địch dội xuống, cày xới mảnh đất Thành cổ. Bao đồng chí đồng đội đã ngã xuống, sự hy sinh mất mát thật lớn lao đã đi vào lịch sử. Anh đã từng cùng đồng đội chiến đấu tại các địa danh nổi tiếng như "Sông Ba lòng", cao điểm "Đống Gio", " Tà Cơn", "Dốc Miến" , "Sân bay ái tử". Mức độ bom đạn của địch dội xuống ngày đêm thật khủng khiếp, Khi còn rừng, khi trắng rừng, hủy diệt lực lượng của ta. Xe tăng của ta thường xuyên phải ngụy trang, phủ bạt, chui xuống hầm hố bom địch phạt sâu. Anh còn nhớ trận đánh thiết giáp của ta vào cao điểm "Đống Gio". Con đường duy nhất phía Tây Quảng Trị. Bởi đánh được cao điểm này mới giữ được Thành cổ. Thế là anh cùng đồng đội đã lập công những ngày khói lửa chiến tranh đầy ác liệt đó.
Sau đó tháng 9/1974 anh được điều động tiếp về đơn vị chiến đấu Đại đội 5 - Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 - Quân đoàn 2. Bước chân người chiến sĩ cùng đồng đội đi tiếp những năm tháng đầy hy sinh gian khổ. Song cũng thật anh dũng quả cảm. Dấu ấn không thể nào quên đối với anh là cùng các quân binh chủng tham gia chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh. Từ đầu tháng 4/1975. Điểm đến đầu tiên là Đồng Nai, mở đầu bằng các trận đánh vào căn cứ: "Nước trong" căn cứ lớn nhất của quân Ngụy lúc bấy giờ. Hôm đó, 17 giờ ngày 26/4/1975 đơn vị được lệnh nổ súng. Anh cùng các thành viên trên xe tăng 486 kiên cường xông vào cửa mở đánh thẳng vào trường sĩ quan Thiết giáp của Ngụy. Hai bên địch và quân giải phóng giành giật nhau suốt 3 ngày 27 - 28 đến sáng 29/4/1975 mũi tiến công của ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch tại căn cứ Nước trong (ngã ba Thái Lan) tiến thẳng về thành phố "Biên Hòa". Cũng ngay sáng ngày 29/4 xe tăng 846 của anh lập chiến công vang dội bắn cháy 2 xe tăng địch M48 và 1 M41. Cùng 2 xe GMC chở 50 lính Ngụy và nhiều ổ hỏa lực khác của địch. Những giây phút cuối tháng 4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh thật thần tốc.
Đêm 29/4 địch đánh bom làm hỏng cầu Bông làm chặn đường mũi tấn công của quân giải phóng qua thành phố Biên Hòa về Long Bình. Song với quyết tâm cao ý chí sắt đá, đến 6 giờ sáng ngày 30/4 bốn mũi quân của ta được lệnh vượt cầu Long Bình. Xe 846 bất chấp các vật cản như hàng chắn phỉ cát 200 dày đặc trên cầu hùng dũng tiến thẳng qua cầu về cầu Thị Nghè - Thủ Đức - Sài Gòn. Trên xe tăng 846 anh Quý là pháo thủ số 1 được trưng dụng là pháo thủ có khả năng trình độ bắn giỏi. Làm nhiệm vụ phát hiện mục tiêu, tiêu diệt các mục tiêu của địch khi phát hiện kịp thời. Hơn nữa với anh qua nhiều trận chiến đấu đã dầy dạn kinh nghiệm. Do vậy khi đến gần cầu Thị Nghè khoảng 150m qua hệ thống kính phát hiện bên phải cầu xe tăng của đồng đội bị bắn cháy anh Nhỡ Tiểu đoàn phó bị hy sinh ngay trên tháp pháo. Ngay lúc đó anh Hòa chỉ huy xe 486 án ngữ bên trái đầu cầu. Lúc ấy 2 máy bay địch lao xuống cắt bắn phá cầu chặn đường tấn công của ta, một tàu chiến địch tháo chạy. Anh hạ tầm pháo bắt tàu chiến. Cùng lúc đó xe 846 hết dầu, ít lâu sau được khắc phục ngay nhờ chặn xe xin dầu của đồng đội. Xe 486 cùng 2 xe 390 và 843 trên đường Hồng Thập Tự. Trong đó có xe của anh Bùi Quang Thận xông thẳng vào cổng chính Dinh Độc Lập. Lúc ấy chính là thời khắc 11 giờ 30 ngày 30/4/1975. Anh và đồng đội xúc động đến tận cùng ôm nhau nhòa trong nước mắt và sung sướng giữa sân Dinh Độc Lập trong khoảnh khắc có một không hai của ngày toàn thắng vẻ vang hoàn toàn miền Nam . Và cũng chính bức ảnh chiếc xe tăng 846 của anh và đồng đội quân giải phóng hiên ngang tiến qua cổng Dinh Độc Lập của nguyên nhà báo Tổng Thông Tấn xã Việt Nam Trần Mai Hưởng đã được các nhà báo trong và ngoài nước cùng các phóng viên ảnh chiến trường ghi nhận đánh giá là biểu tượng anh hùng cao cả của ngày chiến thắng 30/4/1075.
Những ngày tiếp theo Lữ đoàn của anh được lệnh rút về bảo vệ tổng kho Long Bình. Với anh và các cán bộ chiến sĩ cùng đơn vị đó là những ngày sung sướng hạnh phúc nhất. Đại đội 5 tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 2 được phong tặng danh hiệu anh hùng. Được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất. Cả Lữ đoàn có 5 Huân chương chiến công hạng nhất thì 4 đồng chí là cán bộ trong đó có anh Bùi Quang Thận - Trung úy - Đại đội trưởng. Duy nhất chỉ có mình anh là chiến sĩ và được Lữ đoàn thiết giáp anh hùng 203 xét đề nghị cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho anh. Trong ngày đại hội mừng công đón nhận danh hiệu Lữ đoàn anh hùng, anh vinh dự được ngồi hàng ghế đầu cùng với đại biểu Quân khu, Quân đoàn - Bộ Quốc phòng. Tự hào được ngồi ghế cận kề Trung tướng Lê Quang Hòa sau này là Đại tướng và Thiếu tướng Lê Linh chính ủy Quân đoàn 2 - người ký quyết định khen thưởng Huân chương chiến công hạng nhất cho anh. Ngoài tấm Huân chương cao quý trên anh còn được nhận những phần thưởng danh hiệu lớn như: Chiến sĩ quyết thắng toàn quân năm 1975. Huân chương chiến công giải phóng hạng 3, Kỷ niệm chương 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị.
Nguyễn Ngọc Quý - người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, người con của quê hương Đại Điền chống càn anh dũng năm xưa. Ở anh còn có một người cha là cán bộ chiến sĩ bị địch bắt tù đày trong kháng chiến chống Pháp. Tấm gương cao đẹp của anh hôm nay vẫn hiển hiện giữa đời thường trên quê hương Tân Viên - xã anh hùng LLVT nhân dân. Song vì những lý do khách quan chúng ta và đồng đội của anh thật chia sẻ với anh danh hiệu cao quý nhất chưa trở thành hiện thực. Song ở anh vẫn lấp lánh hình ảnh "Anh bộ đội Cụ Hồ", người CCB Biệt Nam ./.
Vũ Hợp